kiến thức DevOps thực tế và chi tiết

Một bài viết giúp bạn xác định “tâm thức” con người

Một bài viết giúp bạn xác định “tâm thức” con người

Đây là bài viết trả lời một story Q&A tư duy ngẫu hứng tôi đã đăng hôm trước.
Khá nhiều các câu hỏi có nội dung giống nhau nên tôi lấy một vài câu hỏi trả lời bằng 1 bài viết đi thẳng vấn đề luôn nhé.

 

 

Tôi sẽ giải thích “nông văn dền” nhất để tất cả mọi người đều có thể hiểu và tiếp cận.
Bạn có thể từng nghe các giai đoạn giàu có mà người ta hay nói là.
Mới giàu thì khoe tiền, giàu một thời gian thì khoe lương thưởng cho nhân viên, giàu lâu năm thì hay nói đến việc ăn uống sạch sẽ ngủ nghỉ đúng giờ, giàu bền vững thì đi nói những thứ thuộc về quy luật.
Hay dễ hiểu hơn là.
Người thì thích khoe tiền bạc, người thì thích khoe đồ hiệu, người thì lan tỏa trí tuệ, người thì vì người khác quên thân.
Hay tiếp tục là các cuốn sách dạy cách xác định tính cách con người như DISC, MBTI,…
Nhưng tất cả những thứ trên đều chỉ là “ví dụ” thôi bản chất thật sự của nó là gì bạn sẽ hiểu ngay sau đây.

 

Bản chất “tâm thức” của con người chia thành 6 tầng

 

Tầng VẬT CHẤT
Tầng CẢM XÚC
Tầng SINH MẠNG
Tầng TRÍ TUỆ
Tầng NGHIỆP LỰC
Tầng TÂM KHÔNG
Tuy nhiên, vẫn đúng tư duy từ trước đến giờ của tôi luôn nói…

 

Xác định tâm thức của con người để làm gì?

 

  • Bạn xác định được thật sự mình đang đứng ở tầng tâm thức nào để phát triển bản thân lên một tầng tâm thức tốt hơn để sống trí tuệ hơn, an nhiên hơn, ý nghĩa hơn.
  • Bạn biết đươc người thân, gia đình của mình đang ở tầng tâm thức nào, thích điều gì để làm họ thoải mái.
  • Bạn thấu hiểu được đối phương mong muốn điều gì để giao việc, hợp tác được dễ dàng hơn, trúng “keyword” hơn.
  • Bạn xác định được cấp trên của mình, đồng nghiệp của mình, cấp dưới của mình đang mong muốn điều gì để ứng xử phù hợp, tránh việc họ cảm thấy “mất an toàn”.
  • Nói chính xác, bạn sẽ nhận biết được “đâu là người tâm tính tốt đáng giao du“.
  • Rộng hơn bạn có thể đưa một nhóm người, một xã hội tích cực phát triển hướng đến những điều tốt đẹp.
  • …..
Bây giờ tôi sẽ đi vào từng tầng một để bạn hiểu và xác định được bản thân mình và xác định được người khác.
Đầu tiên…

 

Người ở tầng VẬT CHẤT

 

Lúc nào cũng tiền, đi làm thì chỉ nhìn vào lương thưởng, than trách khi cảm thấy bản thân mình được nhận không xứng đáng.
Tiêu tiền ví dụ “tôi vừa đi du lịch Pháp tốn 80 triệu luôn đấy“.
Và rất thích cất trữ tiền nên tiêu tiền lần nào là họ khoe thôi rồi luôn.
Người ở tầng này tham vật chất vô cùng.
Nên ví dụ thấy ai giúp người khác việc gì đó thì họ sẽ nghĩ “chắc là giúp được lợi lộc gì đây”.
Hay ví dụ họ mua cái A cái B cho bố mẹ bản chất không đến từ sự có hiếu mà để người khác nhìn vào “thấy thằng này có hiếu” thì chính xác đó là họ đang đi mua danh.
Tiếp theo…

 

Người ở tầng CẢM XÚC

 

Lúc này thì tiền vẫn quan trọng nhưng đã ít đi thay vào đó là những trải nghiệm hào nhoáng như mua sắm, du lịch, sống ảo.
Tiêu tiền ví dụ “tôi vừa đi du lịch Pháp tốn 80 triệu nhưng xứng đáng tôi đi những đây những đây này, bạn thấy chỗ này đẹp chưa, dịch vụ ở đây tốt lắm, chắc có người cả đời không dám trải nghiệm như tôi“.
Người tầng này tham cảm xúc sáng nắng, chiều mưa ví dụ buổi sáng có người khen “chị hôm nay mặc chiếc áo đẹp thế” là họ vui cả ngày.
Nhưng đến chiều có người nói “chị dạo này tăng cân à” là có khi về soi gương tiêu cực luôn cả tối.
Hay ví dụ họ mua quần áo đẹp cho bố mẹ, bản chất là chỉ vì giữ mặt mũi của chính bản thân mình.
Họ sống vì cái vỏ bọc hào nhoáng rất dày.
Và lo sợ rằng người này người kia tài giỏi, sành điệu hơn mình.
Tiếp theo…

 

Người ở tầng SINH MẠNG

 

Lúc này thì tiền cũng không còn quá quan trọng, họ cũng không cần oai với đời bao nhiêu nữa.
Mà tập trung vào việc ăn uống sạch sẽ ngủ nghỉ đúng giờ hay đi khám bệnh.
Tiêu tiền ví dụ “tôi vừa đi du lịch Pháp đường xá sạch đẹp, con người văn minh, ăn uống thì chất lượng, tôi thích sống ở đây“.
Họ tập trung vào sự trải nghiệm của bản thân và gia đình.
Người ở tầng này thì bắt đầu là hạt giống tốt an nhiên hơn rồi.
Nhưng đa số thường là mãi sau khi có tuổi rồi hoặc bệnh tật ập đến mới biết sức khỏe quan trọng.
Xong người ta mới chui được vào vòng này và đa số sẽ dừng lại tại đây.
Tiếp theo…

 

Người ở tầng TRÍ TUỆ

 

Là người hiểu biết quy luật, thuận theo quy luật phát triển.
Sống rất an nhiên, tâm hồn thoải mái, họ biết cái gì tới bởi vì nó phải tới.
Họ biết con người có tầng bậc (hay nói đơn giản là họ biết có người này người kia).
Họ biết chưa thành công vì họ chưa tích lũy đủ.
Họ biết thất bại một vài lần là điều tất yếu trước khi thành công.
Họ biết rằng không có khái niệm “NGON, BỔ, RẺ” .
Nên không có chuyện một vài câu khen chê mà ảnh hưởng được nhiều đến cảm xúc của họ.
Tâm họ định và họ tập trung vào kiểm chứng trí tuệ bản thân vì nếu nghĩ đúng, làm đúng ắt ra tiền và dĩ nhiên những thứ ở tầng dưới kia sẽ tự đến.
Tiêu tiền ví dụ “đúng như nghiên cứu thật di tích này có từ hàng vài thiên niên kỷ trước, bạn xem kìa di tích này được công nhận kỳ quan thiên nhiên thế giới“.
Họ không tập trung vào biến tiền, họ không tập trung vào thể hiện hơn thua, ghê gớm thế nào.
Mà họ cặm cụi phát triển kiểm chứng bản thân rồi đi lan tỏa chia sẻ kiến thức.
Chỉ cần kiến thức đó giúp được 1 người tốt lên là họ thấy tự hào thấy vui.
Họ dành vô cùng nhiều thời gian để làm việc và làm việc họ còn thấy thoải mái.
Nghĩ đúng rồi, làm đúng rồi, nhiều người kiểm chứng rồi, giúp được nhiều người từ trí tuệ đó rồi“.
Vì vậy bạn thấy những người này được xã hội nể trọng và tin tưởng.
Hay đơn giản hơn bạn tin tưởng reviewer nào đó và mua hàng từ họ,
Thì chính xác họ đang làm vì cái tâm mong muốn người khác cũng tốt lên như vậy.
Chứ không phải là họ chỉ chăm chăm bằng mọi cách để bán lấy tiền.
Tiếp theo…

 

Người ở tầng NGHIỆP LỰC

 

Lúc này tiền bạc không còn quan trọng, cảm xúc bản thân cũng không quá quan trọng, ăn ngủ nghỉ bình thường được rồi.
Là người thương người khác hơn chính bản thân mình, lo lắng cho người khác còn lo lắng hơn cho bản thân mình.
Chăm lo cho anh em, chăm lo cho nhân sự mà chỉ sợ nhân sự của mình bị thiệt thòi nên sẵn sàng ăn ít đi một chút tăng lương cao hơn một chút để cho anh em được happy.
Bỏ ra nhiều tiền để đi làm từ thiện mà chẳng hề có những chiếc máy quay kè kè bắt từng khoảnh khắc bên cạnh.
Và kể cả họ dùng tiền đi trải nghiệm ví dụ “tuần trước tôi đi du lịch Pháp thấy có những người dân ăn xin họ lăn lết bên đường khổ lắm, khu ổ chuột ở Pháp tồi tàn mà không tưởng tượng được thương lắm“.
Vì vậy bạn thấy rằng vòng này làm tướng thì quân phục, làm vua thì dân mong, chắc hẳn chính bạn cũng đã hiểu tại sao.
Và bạn có thể thấy những “tấm gương” đi làm từ thiện “THẬT“.
Trích đoạn “Anh X đi máy bay luôn chọn giá vé rẻ nhất để đến các nơi từ thiện thì anh tiêu khi về không còn đồng nào“.
Và thật sự thì trong cuộc sống….

 

Trong khoảnh khắc nào đó bạn đã trải nghiệm đủ 5 tầng

 

Lúc thì bạn có thể rất tham tiền.
Lúc thì thích khoe mẽ đi chơi, đồ hiệu để được tung hô.
Lúc thì lo lắng những cơn đau bệnh đến.
Lúc thì làm việc tập trung, chăm chỉ.
Lúc thì giúp đỡ người khác.
Tuy nhiên, tâm thức gốc thì chỉ có một và bạn phải thẳng thắn với bản thân mọi thứ bạn làm cuối cùng vì điều gì thì mới mong rằng mình phát triển được.
Và sự thật thì…

 

Người ở tầng VẬT CHẤTCẢM XÚC có tâm thức khổ nhất

 

Nhưng mà người Việt Nam tắc đường luôn ở 2 tầng này, đông không thể tả được.
Cứ làm ăn được một chút là quay sang cảm xúc mua sắm sống ảo xong thiếu tiền lại quay về vật chất.
Và được gọi là luẩn quẩn giữa vòng vật chất và cảm xúc, cùng với đó là tính tự ái cao vô cùng.
Họ sẵn sàng bỏ vài triệu vài chục triệu ra mua bộ quần áo, đôi giày.
Nhưng bảo bỏ ra một chút tiền để mua kiến thức nâng cấp bộ não lên thì lại so đo tính toán.
Mà rõ ràng là chỉ có bộ não có kiến thức, suy nghĩ đúng đắn mới ra nhiều tiền.
Rồi thì sợ người khác giỏi hơn, mình bị đánh giá kém đi.
Thấy nhà thằng bên cạnh xây cao hơn thì kể cả mượn nợ cũng phải xây nhà mình cao hơn 1 cái mái.
Hay mượn nợ để mua điện thoại mới cho bằng bạn bằng bè.
Đi với bạn nữ chém gió thôi rồi.
Đi trải nghiệm không phải tăng vốn sống mà để “Nhìn xem tao đang đi du lịch đây này“.
Cố vay mua cái ô tô để oai, cho đỡ bị thua kém chứ bản chất thật sự không phải che nắng che mưa cho vợ con.
Hay mình không được như vậy nhưng cố thể hiện là mình như vậy hoặc hơn vậy.
Nên mặc dù đây là sự thật nhưng tôi đang viết bài này ai mà nhột thì cũng phải chịu, chấp nhận và rèn luyện.
Và người ở hai tầng này dễ dùng vô cùng chỉ cần đặt tiền là mục tiêu cho họ, chỉ cần cho thấy rằng làm điều đó vui làm điều đó oai thì họ làm.
Rồi nhiều người ở hai tầng này thì nói người ở tầng trí tuệ là nó cứ hình thức, nó cứ ra vẻ cao thượng, lan tỏa giá trị, nó cứ nói điêu, chứ đi làm không vì tiền vì cái gì.
Hoặc là đi làm mà không tiêu hưởng thụ cho thiên hạ thấy thì có tiền để làm gì mà họ đâu biết được rằng cảm xúc của họ bị điều khiển vô cùng dễ dàng.
“Bạn đứng ở đâu tâm thức bạn đúng ở đó, sự an nhiên, sự tự tin, sự tích cực đều đứng ở đó”.

 

Vậy người ở tầng càng thấp thì càng nghèo?

 

Không hề.
Tâm thức không đánh giá được hoàn toàn khả năng kiếm tiền của 1 người.
Mà nó chỉ cho biết được rằng người đó có là người trí tuệ, người tích cực, người có tâm tốt và đáng tin cậy hay không.
Tôi tin chắc rằng bạn không hề muốn làm ăn lâu dài với một người,
Nếu được giá cao sẵn sàng bán lương tâm bán rẻ bạn,
Nếu người khác đem lại cảm xúc tốt hơn sẵn sàng bán lương tâm bán rẻ bạn.
Vì có những người làm ăn phi pháp để giàu, thậm chí rất giàu, có những ông có hàng nghìn tỷ rồi vẫn tham ô để rồi phải đi tù cơ mà.
Có những người chi vài trăm triệu chỉ mặc chiếc váy một lần để người khác tung hô phút chốc.
Và có cả những người ăn xin họ còn cho tiền những người ăn xin khác mà đâu phải chỉ người có tiền mới làm được.
Vậy nên TẦNG tâm thức không phản ánh hoàn toàn được sự giàu nghèo.
Mà bạn đọc nãy giờ cũng đã hiểu tôi không hề mang thước đo tiền bạc ra để hơn thua.
Và mỗi con người đều có sự lương thiện dù ít hay nhiều.
Nên tại sao tầng cuối cùng mà tôi không muốn nói tới ở đây chính là “TÂM KHÔNG” trí tuệ rất sáng,
Có thể sống chung với mọi tầng lớp gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn,
Thậm chí họ còn “tùy đức để độ” giúp đỡ từng người theo cách phù hợp nhất.
Tuy nhiên, tôi không dám nhận và cũng không dám nói sâu về vòng này.

 

Trí tuệ là quy luật, kiến thức là do con người sáng tạo ra

 

Nên tại sao bản chất con người chia ra thành những tầng như trên.
Nhưng người thì lấy ví dụ “các giai đoạn của giàu có của con người” để thể hiện được sự tiến hóa của tâm thức.
Người thì “EQ cao mới thành công”.
Tôi có thể lấy hàng trăm ví dụ khác để bạn hiểu và chính xác các ví dụ đó là kiến thức.
Và từ 1 bản chất như vậy người ta có thể viết thành hàng trăm hàng nghìn cuốn sách khác nhau chỉ là ví dụ người này lấy khác ví dụ người kia.
Nên khi đã hiểu bản chất và có được trí tuệ rồi bạn không cần đọc sách cũng được.
Điều này tôi có thể khẳng định (Tôi cũng là người đã từng có một tủ sách khá nhiều).
Dựa vào bản chất trên tôi sẽ

 

Trả lời các câu hỏi liên quan

Em là một sinh viên sắp ra trường thì em cần chuẩn bị tâm thức đúng là gì?

Em phải chui ngay vào tầng trí tuệ, đi làm đừng nhìn vào biến tiền làm đủ ăn là được, đừng đến giờ là đi về, cố gắng quên bản thân quên các cuộc chơi đi, hãy giúp người khác mà đừng sợ người ta giỏi hơn, đừng quan tâm mấy cái râu ria về những cuộc bàn tán này kìa, đừng để những đồng nghiệp ở 2 vòng trên tác động tiêu cực.
khi đó kiến thức, khả năng chuyên môn của em lên một cách vượt trội bỏ xa những bạn chỉ biết sống tàng tàng ham chơi tầm tuổi em và xã hội sẽ trả công em xứng đáng.
Nhưng nói vậy chứ khó lắm, không nhiều người làm được nếu như không đứng sẵn ở tầng trí tuệ.
Ví dụ cam chịu cày ngày đêm để gia tăng khả năng nhưng không có nhiều tích lũy vật chất thì hàng xóm, gia đình, bạn bè lại so sánh tuổi này tuổi này mà lương từng này rồi lòng tự ái nổi lên lại lao vào vòng tham của vật chất và phải khoe ra để thiên hạ thấy mình giỏi lại nhảy vào vòng cảm xúc…
Dù sao thì nếu phần tư duy này hơi khó quá thì em tập trung vào các kiến thức chuyên môn chất lượng, cố gắng thật nhiều, không ganh tỵ, “giúp đỡ người khác” là được.
Và vẫn lời khuyên muôn thủa “Hãy tìm một người thực sự đáng làm sếp” lúc đó em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi làm.
Còn việc nhìn ra người sếp đó đang có vòng tâm thức như thế nào thì anh cũng đã nói rồi.
Bắt buộc em phải hiểu cảm nhận và thực hành thôi không có chuyện em copy patse được hết những trải nghiệm của anh cả.

 

Em đang quản lý một team thì làm sao để giao việc đúng người và các bạn hăng hái làm?

Tiếp theo trả lời luôn câu hỏi của bạn về việc quản lý con người cũng dựa theo tri thức trên.
Đầu tiên mỗi công ty đều đã có luật lệ, quy định rõ ràng nên chỉ có chấp hành, góp ý hoặc là tìm công ty khác.
Vậy nên ở đây tôi chưa nói xa xôi, tôi chỉ nói đến việc cách để bạn dùng các nhân sự hiệu quả và đúng người hơn thôi.
Ví dụ việc A B C D nên giao cho ai? giao như thế nào?
Ở đây tôi sẽ không nói đến kỹ năng chuyên môn vì cái đó bạn mới đánh giá được.
Trong phạm vi team nên tác động của bạn vào lương, thưởng của các bạn đó là điều chắc chắn có.
Với bạn ở vòng vật chất thì rất dễ dàng rồi, bạn cứ đặt mục tiêu tăng lương.
Với bạn ở vòng cảm xúc thì phải vinh danh khen thưởng trước mặt mọi người.
Với bạn ở vòng trí tuệ thì phải khen vào chính bạn đó kích thích những đặc điểm của tâm thức lên.
Với bạn ở vòng nghiệp lực thì nói đến việc đó đã giúp đỡ team, giúp đỡ công ty thế nào.
Thì dù việc khó hay dễ, cũ hay mới họ sẽ đều cống hiến.
Và lưu ý thêm, bạn chỉ cần quan tâm 3 quyền chính: cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới.
Vậy 3 quyền này thấy mất an toàn khi nào?
Cấp trên kỹ thuật trực tiếp nếu ở các tầng tâm thức dưới thì sợ nhân sự của mình giỏi hơn.
Đồng nghiệp sợ bạn vượt mặt
Cấp dưới sợ “không được công nhận”.
Và còn rất nhiều câu hỏi mình nhận được nữa nhưng hầu như tư tưởng bản chất đều xoay quanh như vậy. Nên bạn có thể ngẫm và áp dụng nhé.

 

Bonus

 

 

Trân trọng,
Mạnh, elroydevops.tech